Vai trò Hán_thư

Cách viết sử chỉ tập trung về một triều đại của Ban Cố ảnh hưởng rất lớn đến đời sau. Nhiều sử gia sau ông học tập cách làm sử của ông, chỉ viết sử về một triều đại hay một giai đoạn lịch sử[6]. Trong Nhị thập tứ sử, Hán thư cùng với Sử ký được xếp lên trên hết, được các thế hệ sau coi là kinh điển sử học quan trọng nhất[1].

Sử gia hiện đại Hsu Mei-ling phát biểu rằng phong cách viết của Ban Cố trong các phần về địa lý đã thiết lập xu hướng cho việc thiết lập các tiết đoạn địa lý trong các văn bản lịch sử, và có thể nhất là đã khuấy động xu hướng về từ điển địa lý tại Trung Quốc cổ đại[7].

Cuốn sách đã vạch ra các khuôn khổ cho những văn bản ở các triều đại Trung Quốc sau này, và hiện được dùng tham khảo khi nghiên cứu về giai đoạn nhà Hán. Hán thư cũng thường được coi là một phần trong bộ Tiền tứ sử của tổng tập Nhị thập tứ sử, cùng với cuốn Sử ký, Tam Quốc chíHậu Hán thư.